Báo cáo ” Thực trạng tham gia của doanh nghiệp tại Việt Nam trong nâng cao năng lực cho người lao động phục vụ công nghiệp 4.0 và hàm ý cho hợp tác công tư”



Công nghiệp 4.0 thực chất đã và đang diễn ra, cùng với các diễn tiến với tốc độ nhanh chóng về tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang bắt đầu đi vào thực […]

Công nghiệp 4.0 thực chất đã và đang diễn ra, cùng với các diễn tiến với tốc độ nhanh chóng về tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang bắt đầu đi vào thực hiện.
Quá trình hoạch định chiến lược quốc gia cho việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được thách thức, và nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên số và hội nhập đã và đang được các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam, các tổ chức Quốc tế và các chủ thể quan tâm triển khai trong nhiều năm qua. Trong bối cảnh đó, mô hình hợp tác công-tư trở thành một nhu cầu và đòi hỏi tất yếu, với vai trò tham gia của khối tư nhân được coi là đòn bẩy và cũng là lực hút quan trọng giúp các chiến lược và việc thực hiện các chiến lược này trở thành hiện thực. Tuy nhiên, thông tin về sự tham gia của doanh nghiệp tại Việt Nam trong đào tạo nâng cao năng lực cho người lao động phục vụ công nghiệp 4.0 vẫn còn là mảng thông tin chưa được làm rõ. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nâng cao năng lực cho người lao động, nhất là việc ban hành Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là Luật PPP), tuy nhiên sự tham gia của doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế.
Công nghiệp 4.0 đem lại cơ hội và cả thách thức cho tất cả các chủ thể liên quan tới cung – cầu lao động và việc làm, đòi hỏi các chiến lược được đặt ra cho mỗi chủ thể trong quá trình tham gia vào thị trường lao động, bao gồm cả việc chủ động nắm bắt và thực hiện. Việc hiểu rõ các nhu cầu, kế hoạch đóng góp của doanh nghiệp, xu hướng và kỳ vọng của doanh nghiệp đối với các bên khác, và về quá trình hợp tác đa bên, bao gồm hợp tác công tư giúp tối ưu hóa lợi ích của từng bên và của các dự án hợp tác trong nước và khu vực cũng là một phần của việc hoạch định và thực thi hiệu quả các kế hoạch chiến lược.

Báo cáo này nhằm cung cấp thông tin về:
– Các mô hình/khung kỹ năng/năng lực lao động đáp ứng CN 4.0
– Sự tham gia của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong quá trình nâng cao năng lực cho người lao động phục vụ CN 4.0
– Các bên cần làm gì để gia tăng hiệu quả của hợp tác và phối hợp đa bên trong chuẩn bị năng lực cho người lao động đáp ứng đòi hỏi của CN 4.0
Mục tiêu dài hạn là xây dựng và hỗ trợ lực lượng lao động có chất lượng và cạnh tranh tốt cho quá trình hiện thực hóa CN 4.0 của Việt Nam.

     Mời tải báo cáo tiếng Việt: Tại đây

     Mời tải báo cáo tóm tắt tiếng Việt: Tại đây

     Mời tải báo cáo tóm tắt tiếng Anh: Tại đây     

 

 

Tin khác đã đăng