Ngành chế biến gỗ trước cơ hội tăng tốc



  Mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu đồ gỗ đến năm 2020 Việt Nam có nhiều cơ hội để lọt vào top những quốc gia sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ lớn nhất thế giới. Đây là lời khẳng định của các doanh nghiệp chế biến gỗ Tp.HCM tại […]

 

Mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu đồ gỗ đến năm 2020

Việt Nam nhiều hội để lọt vào top những quốc gia sản xuất xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ lớn nhất thế giới. Đây lời khẳng định của các doanh nghiệp chế biến gỗ Tp.HCM tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2014 triển vọng kinh doanh ngành đồ gỗ”, do Hiệp hội Chế biến gỗ thủ công mỹ nghệ (HAWA) phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 7/8

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA cho biết, trong 15 năm qua, ngành chế biến gỗ thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã được bước tiến ngoạn mục. Từ quốc gia không vị trí trên bản đồ ngành chế biến gỗ của thế giới, nay đã trở thành nước đứng thứ 10 trên thế giới, xuất sang 120 nước. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất của ngành không ngừng tăng trưởng đều đặn với tỷ lệ 15%/năm. Trong 7 tháng đầu năm 2014 này, nhóm gỗ sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ.

Ông Phạm Minh Đức, chuyên gia cao cấp nhóm nghiên cứu Ngân hàng Thế giới (WB) nhận xét, qua quá trình nghiên cứu về ngành chế biến gỗ mới thấy được sự vươn lên của ngành. Trên thế giới hiện cớ 5 quốc gia gồm Trung Quốc, Đức, Ý, Ba Lan và Mỹ được coi là những “đại gia” trong sản xuất đồ gỗ, các nước này đang chiếm ½ tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành trên thế giới. Việt Nam đang rất cố gắng đeo bám theo sát các “đại gia” này. Ngành chế biến gỗ là một trong 6 ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, đóng góp vào tăng trưởng GDP và việc làm của Việt Nam.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc điều hành Công ty SCANSIA thông tin, các nước được xếp là đứng đầu thế giới về ngành chế biến gỗ hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn và không còn tiềm năng để phát triển hơn nữa. 15 năm về trước, nhiều nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan đầu tư mạnh tiền của cho ngành chế biến gỗ nhưng kết quả không thể mở rộng phát triển ngành hơn. Bản thân nhiều nước có nguồn gỗ những cũng không thể hình thành được ngành quy mô lớn.

Ngược lại, Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành một trong những nước sản xuất lớn về ngành đồ gỗ trong khu vực. Đối với ngành chế biến gỗ, vấn đề quan trọng là ở con người. Trong nghề này, ngoài việc cần người lao động tham gia trực tiếp thì còn rất cần sự sáng tạo, kinh nghiệm. Nếu được hỗ trợ thì ngành chế biến gỗ sẽ còn nhiều tiềm năng phát triển hơn. Hiện năng lực sản xuất và cung ứng của Việt Nam mới chỉ được 1,2% nhu cầu của thế giới.

Ông Thắng cho biết thêm, hiện HAWA đã trình Chính phủ Lộ trình phát triển của ngành gỗ. Lợi thế của ngành là mạnh về thị trường. Hiện có nhiều điều kiện để phát triển ngành gỗ. Các quốc gia đầu ngành như Italia đang có nhu cầu thanh lý nhiều nhà máy sản xuất, có rất nhiều máy móc mới, trình độ sản xuất máy móc các nước trong khu vực cũng phát triển, chất lượng tốt, vì vậy, cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ là có. Đối với nguồn nguyên liệu, bên cạnh gỗ nhập khẩu, trong nước cũng đã có khả năng chủ động, nếu có thêm được sự hỗ trợ cho người trồng rừng.

Điển hình như xuất khẩu dăm gỗ, chỉ trong hơn 10 năm qua, giời Việt Nam đang đứng số 1 thế giới. Nay, đi đâu cũng thấy trồng cây tram, muốn tìm đất để trồng thêm cũng không dễ. Nếu có chính sách hỗ trợ thêm cho người trồng rừng dưỡng vườn cây lâu hơn, kéo thời gian thu hoạch từ 5 năm lên 8-9 năm, trong những năm đó, họ chỉ thu hoạch cành nhánh để bán làm dăm gỗ, thân gỗ dưỡng to hơn thì nguồn gỗ lớn cung ứng cho chế biến trong nước là có thể làm được.

Bên cạnh đó, trong nước còn nguồn gỗ cao su cũng là lợi thế. Một khi phát triển ngành quy mô lớn thì chuyện kích thích hoạt động trồng rừng cây gỗ cứng là sẽ có, đồng thời còn kéo theo các ngành hỗ trợ phát triển như dầu màu, kéo, ốc vít, cơ khí ngay trong nước.

Theo ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương, thị trường là lợi thế của ngành chế biến gỗ, nhưng phát triển ngành đang gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa tạo được tính kết nối trong sản xuất, thiếu vốn, công tác thiết kế sản phẩm, xúc tiến thương mại yếu. Từ đó dẫn đến giá trị gia tăng trên sản phầm chưa cao. Để khắc phục điều này, cần được sự quan tâm từ 3 đối tượng: Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò tạo ra định hướng cho doanh nghiệp gắn sản xuất với thị trường; tạo điều kiện cho các hộ gia đình, hộ sản xuất nhỏ tiếp cận nguồn vốn, hiện đang gặp nhiều khó khăn; có biện pháp giảm chi phí đầu vào cho sản xuất; công tác đào tạo nghề. Đối với Hiệp hội, cần xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường, xây dựng đội ngũ thiết kế cho ngành. Bản thân các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng thương hiệu sản phẩm, đổi mới thiết kế sản phầm của mình. Các doanh nghiệp hãy liên kết với các làng nghề để hợp tác sản xuất những đơn hàng lớn. Song song đó, doanh nghiệp phải chủ động nâng cao năng lực thiết kế. Mục tiêu đến năm 2020 xuất khẩu đồ gỗ sẽ đạt 10 tỷ USD.

Chủ tịch HAWA cho biết, thách thức lớn nhất của ngành hiện nay là chưa có chính sách và chiến lược sản phẩm quốc gia. Để hỗ trợ cho ngành, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI cho biết: Cách đây 2 tháng, Chính phủ đã phê duyệt đề án giao cho VCCI thực hiện chương trình “Xây dựng và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Mục tiêu của chương trình này là xây dựng thương hiệu cho 3 mặt hàng công nghiệp nhẹ. Theo lựa chọn của VCCI, đối với ngành gỗ có nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chọn để thực hiện, tiếp đó là ngành chế biến hải sản, thức ăn gia súc. Với chương trình này hy vọng ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ có điều kiện phát triển hơn trong thời gian tới.

 

Theo: Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 8/8/2014

Tin khác đã đăng