Bức tranh không cân đối về thành phần doanh nghiệp
Hiện đang chúng ta đang có một “bức tranh” không cân đối trong việc sắp xếp và phát triển các doanh nghiệp. TS Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI chia sẻ điều này tại hội thảo: Động thái Doanh nghiệp Việt Nam và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015 diễn ra ngày 1/10 tại TPHCM.
Tại hội thảo, TS Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI cho rằng, các DN đang phải đối mặt với sự suy giảm về quy mô khi các DN có quy mô vừa và lớn có xu hướng giảm đi. Hiện nay, số lượng các DN này chỉ chiếm khoảng 4% tổng số DN tại Việt Nam.
Theo đánh giá của Tổng thư ký VCCI, hiện đang chúng ta đang có một “bức tranh” không cân đối trong việc sắp xếp và phát triển các doanh nghiệp. Một bên là khoảng 1.000 doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa và 1.500 doanh nghiệp FDI, một bên có khoảng 5 triệu đơn vị kinh doanh nhỏ và vừa. Trong đó có 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể và khoảng 400.000 DN đang hoạt động kinh doanh.
“Có thể nói không chỉ thiếu DN dẫn đầu, Việt Nam còn thiếu các doanh nghiệp cỡ vừa, đủ sức tiếp cận với công nghệ mới, thị trường nước ngoài, trở thành đối tác của các tập đoàn xuyên quốc gia, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Để tăng số lượng các DN cỡ vừa và lớn, không cách nào khác, chúng ta cần đẩy mạnh hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa phát triển”, bà Hằng nói.
TS Phạm Thị Thu Hằng cho biết, VCCI sẽ có kiến nghị đề xuất một số cơ chế, chính sách ưu tiên cho DN vừa và nhỏ lên Quốc hội và Chính phủ.
Theo đó, VCCI kiến nghị Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa để các chính sách hỗ trợ những DN này đủ mạnh, có tính chất nhất quán, lâu dài. Bên cạnh đó, VCCI cũng kiến nghị Chính phủ có các chương trình trợ giúp DN nhỏ và vừa, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị kinh doanh phi chính thức chuyển thành pháp nhân doanh nghiệp. Đồng thời, trợ giúp DN nhỏ và siêu nhỏ có tiềm năng phát triển thành DN vừa và lớn.
Theo các đại biểu tham dự hội thảo, chiến lược trợ giúp DN nhỏ và vừa cần hướng tới xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh, kích cầu đối với các sản phẩm của những DN này. Cần có những chính sách rõ ràng nhằm giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường cũng như giảm tính phi chính thức của khu vực hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó, cần triển khai các công cụ tài chính, các sản phẩm phù hợp của các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư tư nhân.
Tin khác đã đăng
- Mời tham dự Hội thảo khoa học Quốc gia “Đổi mới trong hoạt động quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam” ngày 18/10/2024 tại Hà Nội
- Mời tham dự “”Diễn đàn Đầu tư Tác động Việt Nam 2024 Thúc đẩy Đầu tư Tác động cho Tương lai Bền vững”” ngày 24/10/2024 tại Hà Nội
- Mời tham dự hội thảo: “”Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua các giải pháp thay đổi hành vi ngày 18/09/2024 tại Hà Nội
- Mời tham dự chương trình “Phòng chống rủi ro pháp lý trong giao dịch ngân hàng đối với hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã và sản phẩm lâm nghiệp”
- Thông tin chương trình Tìm kiếm đối tác doanh nghiệp từ Phần Lan