Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2008
Trong cuốn sách các tác giả đã đánh giá tổng quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2008, một năm có rất nhiều biến động phức tạp trên thị trường thế giới và trong nước, năm đạt kỷ lục về số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào nước ta, trên 60 tỷ USD. Các vấn đề khác được đề cập sâu trong cuốn sách là diễn biến thị trường tài chính thế giới và Việt Nam; đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp của 6 ngành hàng đang chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng bao gồm: dệt may, xây dựng, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, chế biến thực phẩm.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Những biến động của bổi cảnh kinh tế thế giới có tác động tích cực cũng như tiêu cực ngày càng mạnh hơn đối với nền kinh tế nước ta khi độ mở cửa của nền kinh tế nước ta đã khá lớn. Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra. Cũng bị ảnh hưởng của suy thoái như hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, kinh tế nước ta mặc dù vẫn có mức tăng trưởng cao, nhưng vẫn thấp hơn các năm trước và không đạt kế hoạch đề ra. Chính phủ cũng như các doanh nghiệp đã nỗ lực tìm các giải pháp chống suy giảm kinh tế và đã đạt được những thành công nhất định.
Với mục đích giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về những vấn đề trên, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xuất bản cuốn sách Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2008 (Chủ đề: Thị trường tài chính và Tài chính doanh nghiệp) do TS. Phạm Thị Thu Hằng chủ biên.
Trong cuốn sách các tác giả đã đánh giá tổng quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2008, một năm có rất nhiều biến động phức tạp trên thị trường thế giới và trong nước, năm đạt kỷ lục về số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào nước ta, trên 60 tỷ USD. Các vấn đề khác được đề cập sâu trong cuốn sách là diễn biến thị trường tài chính thế giới và Việt Nam; đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp của 6 ngành hàng đang chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng bao gồm: dệt may, xây dựng, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, chế biến thực phẩm. Một vấn đề thời sự khác cũng được tập trung phân tích đánh giá là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Những vấn đề được đề cập trong cuốn sách rất phức tạp, rộng lớn nên mặc dù các tác giả và những người biên tập đã cố gắng nhưng không tránh khỏi còn thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tin khác đã đăng
- Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2022-2023
- NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: HIỆN TRẠNG, VỊ TRÍ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ HÀM Ý CHO HỢP TÁC ĐA PHƯƠNG
- Báo cáo ” Thực trạng tham gia của doanh nghiệp tại Việt Nam trong nâng cao năng lực cho người lao động phục vụ công nghiệp 4.0 và hàm ý cho hợp tác công tư”
- Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2020
- CHUYỂN ĐỔI SỐ : GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA COVID 19 VÀ PHÁT TRIỂN