Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam



Nếu Việt Nam muốn tăng trưởng kinh tế nhanh và tạo việc làm thì phải chuyển đổi cơ cấu chuyển dần công nhân từ khu vực nông nghiệp với tăng suất lao động thấp và khu vực chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp sản phẩm nhập khẩu đơn thuần sang những hoạt động sản xuất với năng suất cao hơn.

Nếu Việt Nam muốn tăng trưởng kinh tế nhanh và tạo việc làm thì phải chuyển đổi cơ cấu chuyển dần công nhân từ khu vực nông nghiệp với tăng suất lao động thấp và khu vực chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp sản phẩm nhập khẩu đơn thuần sang những hoạt động sản xuất với năng suất cao hơn.

Cuốn sách cho thấy có sự phân cực giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước có qui mô nhỏ hơn và không gắn kết với các DNNN hay doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thông qua các mối liên kết ngược hay xuôi dòng trong vấn đề sử dụng đầu vào hay sản phẩm trung gian sản xuất trong nước của nhau. Tăng trưởng công nghiệp nhẹ trong nước chủ yếu dựa vào tăng nhanh con số các doanh nghiệp nhỏ và vi mô chứ không phải dựa vào sự phát triển các doanh nghiệp cỡ vừa và lớn. Hệ quả là sản phẩm chứa rất ít hàm lượng giá trị gia tăng; công nghệ và kiến thức không được chia sẻ; và nền kinh tế không biến đổi cơ cấu và đi lên được. Cơ cấu sản xuất này là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã không đi cùng với thặng dư cán cân thương mại. Các biện pháp chính sách giải quyết vấn đề năng lực cạnh tranh của Việt Nam phải giải quyết cơ cấu phân cực ngành công nghiệp nhẹ và đồng thời phải làm sao tăng cường được giá trị gia tăng trong sản xuất trong ngành.

Muốn vậy các biện pháp chính sách phải tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ phi chính thức trong nước phát triển thành các doanh nghiệp cỡ vừa và lớn và giúp họ tăng năng suất lao động thông qua hội nhập thương mại. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao tay nghề cho người lao động và nâng cao công nghệ đồng thời nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Trên cơ sở phân tích đó Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam đề xuất các biện pháp chính sách cụ thể nhằm tạo thêm việc làm thông qua giải quyết các bất cập riêng của ngành.

Trong cuốn sách tác giả đã trình bày một loạt các khuyến nghị thiết thực giúp các nhà hoạt định chính sách nhận dạng, xác định ưu tiên, và giải quyết những bất cập nghiêm trọng nhất trong từng ngành. Cuốn sách này rất có giá trị đối với các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, người lao động, các nhà kinh tế chuyên môn và bất cứ ai quan tâm đến kinh tế phát triển, công nghiệp hóa, và chuyển đổi cơ cấu tại Việt Nam cũng như tại các nước đang phát triển khác.

Những tài liệu này là ấn phẩm, hiện tại không có bản mềm miễn phí, xin liên hệ với địa chỉ để mua bản cứng.

 

Liên hệ: Viện phát triển doanh nghiệp

Tầng 4, tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội

Tin khác đã đăng