Hội thảo tham vấn với ngành du lịch để giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật ngày 6/6/2023 tại Quảng Ninh
Viện Phát triển Doanh nghiệp/Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (EDF/VCCI) và Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh ngày 06/06/2023 đã tổ chức một buổi hội thảo tham vấn với ngành du lịch để giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật và thúc đẩy mô hình “Thành […]
Viện Phát triển Doanh nghiệp/Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (EDF/VCCI) và Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh ngày 06/06/2023 đã tổ chức một buổi hội thảo tham vấn với ngành du lịch để giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật và thúc đẩy mô hình “Thành phố nói KHÔNG với sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật”.
Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và do Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (MBFP) – Bộ NN&PTNT, WWF và TRAFFIC triển khai.
Hội thảo có sự tham gia của hơn 80 đại diện và lãnh đạo của tỉnh, thành phố và các huyện trong Quảng Ninh, ngành du lịch và các chuyên gia du lịch, hiệp hội du lịch, cũng như đại diện các hãng lữ hành, công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, cảng biển và tàu du lịch.
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang trên đà hồi phục từ ảnh hưởng của đại dịch COVID, trong năm 2023 Việt Nam ước tính có thể đón 110 triệu khách du lịch trong đó khoảng 8 triệu khách du lịch quốc tế. Tính riêng lượng khách du lịch Trung Quốc dự kiến có thể đạt 4,5 triệu, bằng khoảng 50-80% lượng du khách trước đại dịch.
Tuy nhiên, sự hồi phục này cũng đi kèm mối quan ngại rằng sự bùng nổ lượng du khách nội địa và quốc tế sẽ khiến nhu cầu mua ngà voi và các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật khác gia tăng trở lại.
Để giảm thiểu nguy cơ này, EDF/VCCI hợp tác với dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp do USAID tài trợ và ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh để triển khai hoạt động ngăn chặn nhu cầu mua bán và tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật, một nỗ lực đa ngành hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững và có ý thức với môi trường.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp, VCCI phát biểu: “Việc thực hiện trách nhiệm xã hội, bao gồm bảo về môi trường và động thực vật hoang dã là một cách để xây dựng hình ảnh cho các doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của họ ở cả thị trường trong và ngoài nước.”
Trong suốt buổi hội thảo, các bên tìm hiểu những mối quan tâm, ưu tiên và cơ hội tiềm năng để ngành du lịch hồi phục sau đại dịch COVID. Các bên còn thảo luận về việc ngành du lịch cần điều chỉnh để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của những du khách muốn có trải nghiệm du lịch bền vững và có trách nhiệm với môi trường hơn. Một điểm quan trọng nữa đó là những đại biểu tham gia đều ghi nhận sự cần thiết trong việc tuyên truyền các thông điệp và sáng kiến bảo vệ động thực vật hoang dã và ngăn chặn các hoạt động tạo điều kiện cho việc mua hoặc tiêu thụ động thực vật hoang dã trái pháp luật.
Bà Nguyễn Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Việc phát triển du lịch toàn diện và bền vững, dựa trên tăng trưởng xanh, là yêu cầu xuyên suốt trong các chính sách, chiến lược và quy hoạch của tỉnh. Phát triển sức hấp dẫn của ngành du lịch thông qua bảo vệ và quảng bá các giá trị và bản sắc văn hóa quốc gia, bao gồm cả môi trường và đa dạng sinh học, là trọng tâm trong chiến lược của chúng tôi.”
Cũng trong buổi hội thảo, các bên thảo luận cho ý kiến về việc triển khai mô hình “Thành phố nói không với sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Mục tiêu của sáng kiến này là xây dựng thành công mô hình thành phố đặt việc bảo vệ động thực vật hoang dã như một phần của các giá trị cốt lõi hướng đến phát triển du lịch xanh và bền vững. Mô hình này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cơ quan địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và cộng đồng tham gia hội thảo. Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh và VCCI đã thể hiện cam kết thí điểm mô hình ở Quảng Ninh.
Bà Michelle Owen, Giám đốc văn phòng dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp kết luận: “Các bên tham dự hội thảo nhiệt tình ủng hộ thí điểm và triển khai mô hình “Thành phố nói KHÔNG với các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật” thực sự là một bước tiến trong việc chủ động đấu tranh chống nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật. Việc thực hiện những nỗ lực để biến Việt Nam không còn là điểm đến mua bán các sản phẩm động vật hoang dã cũng có nghĩa là ngành du lịch đang làm gia tăng sức hấp dẫn thu hút những du khách có ý thức về môi trường.”
Thông tin bổ sung
Chính phủ Hoa Kỳ đang phối hợp với Chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội trong hoạt động chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật tại thị trường nội địa và trung chuyển qua Việt Nam.
Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp do USAID tài trợ, Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ dự án và WWF, TRAFFIC và ENV là là đơn vị thực hiện. Dự án hỗ trợ nỗ lực chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã, để biết thông thông tin về dự án, vui lòng tham khảo: https://www.usaid.gov/vietnam/documents/usaid-saving-threatened-wildlife
Thông tin liên hệ: Ông Bùi Đăng Phong – Phó Giám đốc, Văn phòng Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp (STW): phong.buidang@wwf.org.vn
Để biết thêm thông tin về sự kiện này, vui lòng liên hệ: Claire Golliet – Cán bộ Truyền thông, TRAFFIC Việt Nam: claire.golliet@traffic.orgAbout USAID/Viet Nam
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) là cơ quan phát triển quốc tế hàng đầu của thế giới và là nhân tố xúc tác thúc đẩy các kết quả vì sự phát triển. Với hỗ trợ từ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ định hướng sự phát triển quốc tế của Chính phủ Hoa Kỳ và hỗ trợ thiên tai thông qua các quan hệ đối tác và đầu tư, nhằm mục đích cứu sống sinh mạng, xóa đói giảm nghèo, tăng cường quản trị dân chủ và giúp mọi người hồi phục từ các cuộc khủng hoảng nhân đạo và phát triển không chỉ bằng cách trợ giúp.
Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (MBFP) là đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có chức năng làm chủ và trực tiếp quản lý hoặc đồng thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi về lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn toàn quốc.
WWF được thành lập năm 1961 và là tổ chức bảo tồn hàng đầu thế giới, có văn phòng đại diện ở hơn 100 quốc gia. Năm 1985, WWF đã bắt đầu triển khai chiến lược bảo tồn quốc gia. Kể từ đó, WWF vẫn luôn hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và các đối tác địa phương trong nhiều vấn đề đa dạng về môi trường, triển khai nhiều hoạt động hiện trường trên toàn quốc.
TRAFFIC là tổ chức phi chính phủ đi đầu trong hoạt động nhằm đảm bảo việc buôn bán các loài động thực vật hoang dã theo hướng hợp pháp và bền vững cho con người và Trái Đất.
Giới thiệu Viện Phát triển Doanh nghiệp (EDF), VCCI
Viện Phát triển Doanh nghiệp (EDF), thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), là đơn vị uy tín trong lĩnh vực cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và hậu cần để triển khai nhiều buổi hội thảo/sự kiện để nâng cao trách nhiệm xã hội, đồng thời khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp cũng như ngành du lịch đấu tranh chống lại việc tiêu dùng các sản phẩm động thực vật hoang dã trái pháp luật.
Tin khác đã đăng
- Mời tham dự hội thảo: “”Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua các giải pháp thay đổi hành vi ngày 18/09/2024 tại Hà Nội
- Mời tham dự chương trình “Phòng chống rủi ro pháp lý trong giao dịch ngân hàng đối với hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã và sản phẩm lâm nghiệp”
- Thông tin chương trình Tìm kiếm đối tác doanh nghiệp từ Phần Lan
- Mời tham dự hội thảo “THÚC ĐẨY NGUỒN VỐN DOANH NGHIỆP HOÀ NHẬP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM”.
- Mời tham dự “DIỄN ĐÀN HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU – BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG”