Bảo hộ thương hiệu để doanh nghiệp vươn ra toàn cầu
Thương hiệu thường là tài sản giá trị nhất của một doanh nghiệp, và là tài sản duy nhất có giá trị gia tăng theo thời gian mà không phải khấu hao. Bạn làm việc vất vả suốt đời và muốn tận thưởng thành công xứng đáng. Rồi một ngày, bạn quyết định đi nghỉ. […]
Thương hiệu thường là tài sản giá trị nhất của một doanh nghiệp, và là tài sản duy nhất có giá trị gia tăng theo thời gian mà không phải khấu hao.
Bạn làm việc vất vả suốt đời và muốn tận thưởng thành công xứng đáng. Rồi một ngày, bạn quyết định đi nghỉ. Bạn rút toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời và để hết chỗ tiền mặt đó vào vali. Sau đó, bạn mang vali lên máy bay, nhưng bạn lại không khóa vali. Do bạn xếp đồ vội vã nên ai cũng thấy được nhiều tiền nhô ra khỏi vali.
Có vẻ điên rồ, phải không? Bạn sẽ không bao giờ làm thế! Tuy nhiên, trên thực tế, đây là điều mà nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam làm khi họ bắt đầu xuất khẩu hoặc hoạt động ở nước ngoài mà không bảo hộ thương hiệu của mình.
Thương hiệu là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp
Mẫu logo nhãn hiệu Mộc Thái Yên khắc lên các sản phẩm – một nhãn hiệu tập thể vừa được cấp bảo hộ (ảnh minh hoạ, Nguồn: BHT).
Mọi doanh nghiệp đều có thương hiệu. Thương hiệu có thể bao gồm tên kinh doanh, logo hoặc thậm chí cả khẩu hiệu hoặc linh vật – và hầu hết các thương hiệu sử dụng kết hợp các yếu tố này để nhận diện, phân biệt và quảng bá chính họ.
Thương hiệu thường là tài sản giá trị nhất của một doanh nghiệp. Đó là vì thương hiệu có thể gia tăng giá trị khi doanh nghiệp mở rộng cơ sở khách hàng, được khách hàng mục tiêu biết đến nhiều hơn và tạo dựng được danh tiếng tích cực để đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng. Rõ ràng, thương hiệu là tài sản doanh nghiệp duy nhất có thể gia tăng giá trị theo thời gian trong khi những tài sản khác như phương tiện đi lại, phần cứng CNTT, v.v. đều khấu hao giá trị.
Đó là lý do các chủ doanh nghiệp thông minh đã chọn bảo hộ thương hiệu của mình dưới hình thức nhãn hiệu đã đăng ký. Doanh nghiệp có thể tìm cách bảo hộ thương hiệu của mình ở Việt Nam bằng cách nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu cho Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (IP Việt Nam). Khi nhận được đơn, cục sẽ kiểm tra đơn của doanh nghiệp để đảm bảo rằng nhãn hiệu đề xuất của bạn đáp ứng các yêu cầu về đăng ký.
Nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam là bước quan trọng đầu tiên để bảo hộ thương hiệu của bạn. Nhãn hiệu đã đăng ký mang lại cho doanh nghiệp quyền khởi kiện bên khác khi họ vi phạm nhãn hiệu của doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bảo hộ này chỉ áp dụng ở Việt Nam. Nếu doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh ra các nước khác, doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu ở các nước đó.
Khuyến khích doanh nghiệp gia nhập WIPO…
Đây chính là lĩnh vực cần đến Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). WIPO là cơ quan chuyên trách của Liên hiệp quốc, chịu trách nhiệm quản trị Hệ thống nhãn hiệu quốc tế Madrid. Mặc dù không có thứ gì gọi là ‘nhãn hiệu thế giới’ hay ‘đăng ký toàn cầu duy nhất’, Hệ thống Madrid cung cấp tất cả các dịch vụ gửi hồ sơ và quản lý nhãn hiệu cần thiết để doanh nghiệp có thể đăng ký thương hiệu tại các quốc gia bạn tiến hành hoạt động kinh doanh. Chỉ cần gửi một đơn thông qua Hệ thống Madrid, doanh nghiệp có thể nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu tại hơn 115 quốc gia.
Hệ thống Madrid giúp các chủ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc vì doanh nghiệp chỉ trả một khoản phí bằng một loại tiền tệ. Hệ thống cũng mang lại sự linh hoạt với tùy chọn ‘chỉ định sau’ đối với các quốc gia khác khi doanh nghiệp mở rộng công việc kinh doanh sang các lãnh thổ mới.
Đã có 55.000 đơn đăng ký tham gia Madrid
Hệ thống Madrid không chỉ là hệ thống gửi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đơn thuần. Đây còn là một nguồn thông tin và hỗ trợ tốt. Hệ thống có các công cụ trực tuyến để quản lý toàn bộ vòng đời của nhãn hiệu – từ nộp đơn và cấp phép cho đến gia hạn. WIPO cũng xây dựng hàng loạt các hướng dẫn để giúp doanh nghiệp sử dụng hệ thống tốt nhất, trong đó có cách sử dụng hệ thống để tra cứu các nhãn hiệu hiện có trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ, hướng dẫn nộp đơn đăng ký quốc tế, hiểu về tầm quan trọng của việc giám sát thông tin đăng ký từ các đối thủ cạnh tranh và quản lý đăng ký nhãn hiệu quốc tế của doanh nghiệp.
Năm ngoái, WIPO đã nhận được hơn 55.000 đơn đăng ký qua hệ thống Madrid. Nếu doanh nghiệp có ý định xuất khẩu hoặc mở rộng công việc kinh doanh của mình ra nước ngoài, việc sử dụng Hệ thống Madrid rõ ràng là một phần vô giá trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Chắc hẳn doanh nghiệp không muốn là người chủ doanh nghiệp thất bại trong việc bảo hộ thương hiệu của mình và tạo cơ hội cho những kẻ bắt chước và sao chép tận dụng công sức lao động vất vả của doanh nghiệp. Hãy hành động ngay để bảo hộ nhãn hiệu của bạn tại Việt Nam và ở bất kỳ nơi nào trên thế giới mà bạn có thể tiến hành hoạt động kinh doanh.
Tin khác đã đăng
- Mời tham dự hội thảo: “”Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua các giải pháp thay đổi hành vi ngày 18/09/2024 tại Hà Nội
- Mời tham dự chương trình “Phòng chống rủi ro pháp lý trong giao dịch ngân hàng đối với hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã và sản phẩm lâm nghiệp”
- Thông tin chương trình Tìm kiếm đối tác doanh nghiệp từ Phần Lan
- Mời tham dự hội thảo “THÚC ĐẨY NGUỒN VỐN DOANH NGHIỆP HOÀ NHẬP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM”.
- Mời tham dự “DIỄN ĐÀN HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU – BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG”