Ấn phẩm của VCCI
-
Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2014
Tiếp theo các Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam được xuất bản hàng năm bắt đầu từ năm 2006, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục xây dựng “Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2014” với chủ đề năm Phát triển doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp.
-
Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2013
Đây là một trong những tài liệu quan trọng, giúp các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ về tình hình phát triển của doanh nghiệp Việt Nam qua từng năm, trên cơ sở đó, xây dựng những hướng đi thích hợp phục vụ cho việc phát triển kinh doanh ở Việt Nam.
-
Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2012
Năm 2012, năm đầu tiên khởi đầu công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng là một năm khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam, thể hiện thông qua số doanh nghiệp đăng ký mới giảm về cả số lượng và tổng số vốn, trong khi số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động lại tăng lên. Những khó khăn trong tiếp cận thị trường đã trở thành hiện hữu và đẩy chỉ số hàng tồn kho của doanh nghiệp lên mức cao nhất.
-
Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2011
Báo cáo này sẽ giới thiệu khái quát môi trường kinh doanh trong nước và trên thế giới với những diễn biến ngày càng phức tạp từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và Hoa Kỳ. Bức tranh về năng lực doanh nghiệp Việt Nam cũng được minh họa thông qua các chỉ số về lao động và tài chính trong một số ngành được lựa chọn, cụ thể là ở những ngành mà thông qua đó việc liên kết kinh doanh – chủ đề năm của Báo cáo năm 2011 – được thể hiện rõ nét nhất.
-
Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam
Nếu Việt Nam muốn tăng trưởng kinh tế nhanh và tạo việc làm thì phải chuyển đổi cơ cấu chuyển dần công nhân từ khu vực nông nghiệp với tăng suất lao động thấp và khu vực chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp sản phẩm nhập khẩu đơn thuần sang những hoạt động sản xuất với năng suất cao hơn.
-
Sự phát triển của cộng đồng Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Công cuộc đổi mới của Việt Nam từ 1986 đến nay là phù hợp xu thế đó, chúng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh hội nhập nền kinh tế quốc tế với phương châm
-
Động lực thúc đẩy cải cách kinh tế tại các tỉnh ở Việt Nam
Việt Nam tiếp tục làm thế giới ngạc nhiên về tốc độ và cải cách sâu rộng nền kinh tế.Báo cáo nghiên cứu cho thấy sự phân cấp một số quyền hạn nhất định về kinh tế của Trung ương cho địa phương là yếu tố đóng góp cho thành công này.
-
Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2010
Năm 2010, sau những dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi. Sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp và những nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp đã đem lại kết quả tích cực: tăng trưởng trong tất cả các ngành kinh tế và đặc biệt mức tăng trưởng GDP đạt 6,78%. Với chủ đề năm: Một số xu hướng tái cấu trúc doanh nghiệp, Báo cáo cũng sẽ phác họa một số nét chính trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
-
Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2009
Đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh là những vấn đề sống còn để tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Năm 2009 là năm nền kinh tế Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao đạt mức 5,32%. Góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước là khu vực doanh nghiệp, với những biện pháp ứng phó hiệu quả, đổi mới trong sản xuất kinh doanh và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
-
Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2008
Trong cuốn sách các tác giả đã đánh giá tổng quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2008, một năm có rất nhiều biến động phức tạp trên thị trường thế giới và trong nước, năm đạt kỷ lục về số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào nước ta, trên 60 tỷ USD. Các vấn đề khác được đề cập sâu trong cuốn sách là diễn biến thị trường tài chính thế giới và Việt Nam; đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp của 6 ngành hàng đang chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng bao gồm: dệt may, xây dựng, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, chế biến thực phẩm.